Trong thời đại công nghiệp 4.0, với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, có nhiều vấn đề pháp lý mới, đặc biệt là vấn đề liên quan đến tiền ảo được đặt ra. Và vấn đề đầu tư, giao dịch tiền ảo nhận được sự quan tâm khá lớn vì khả năng sinh lời khá cao. Vậy quy định về giao dịch tiền ảo tại Việt Nam như thế nào, hãy cùng Hoàng Văn Thắng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Để có thể kiểm soát tốt vấn đề liên quan đến tiền tệ tại mỗi quốc gia, đất nước là điều không hề dễ dàng. Hơn thế nữa, vấn đề lạm phát ở nước ta trong một vài năm trở lại đây đang ở mức dự báo. Mặt khác, những đồng tiền ảo cũng đã bắt đầu len lỏi vào thị trường, được hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận, cập nhật và từng bước điều chỉnh sao cho phù hợp. Vậy nên, những giao dịch liên quan đến vấn đề tiền ảo sẽ gặp nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư không tìm hiểu kỹ quy định về giao dịch tiền ảo. Và việc trở thành nạn nhân của những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là điều không thể lường trước được.
1. Tiền ảo vẫn tồn tại, nhưng không được phép sử dụng

1.1 Quy định về giao dịch tiền ảo tại Việt Nam
Theo Điều 1 khoản 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, tất cả những phương tiện thanh toán không sử dụng tiền mặt được sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, các lệnh liên quan đến chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, lệnh ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng cũng như các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tất cả những trường hợp mà phương tiện thanh toán không nằm trong các đối tượng được nêu trên đều không hợp pháp.
Mặt khác, tại Chỉ thị 10/CT-TTg, Thủ tướng đã yêu cầu tất cả các cơ quan liên quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an… luôn kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý kịp thời các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật, Bao gồm việc phát hành, giao dịch cũng như môi giới tiền ảo.

Vậy nên, theo quy định về giao dịch tiền ảo thì tiền ảo không được coi là phương tiện được phép thanh toán được pháp luật công nhận. Hay hiểu đơn giản, tiền ảo không được sử dụng trong việc thay thế tiền mặt hoặc những phương tiện thay thế tiền mặt như séc, thẻ ngân hàng,.. trong các giao dịch mua bán thông thường.
1.2 Quy định về hoạt động đầu tư và kinh doanh tiền ảo
Trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg và Điều 6 của Luật Đầu tư 2020 chỉ rõ, việc kinh doanh tiền ảo không được luật pháp quy định về tiền ảo trong bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Theo quy định về giao dịch tiền ảo của pháp luật Việt Nam không chính thức cho phép kinh doanh tiền ảo. Tuy nhiên, lại cũng không quy định chính thức việc cấm kinh doanh đồng tiền ảo. Vậy nên, các hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư vào đối tượng này vẫn luôn được diễn ra.

2. Sử dụng tiền ảo có thể bị xử lý hình sự
Tại điểm d, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán; Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng quy định: Tất cả các vấn đề liên quan đến phát hành, cung ứng hay sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp đều bị xử phạt hành chính, mức độ nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của nhà nước ban hành.
Trên đây là tổng hợp các quy định về giao dịch tiền ảo có thể các các bạn vẫn chưa nắm rõ. Những phương tiện thanh toán về tiền ảo không hợp pháp sẽ bị xử lý theo đúng quy định của Pháp luật. Nếu các bạn còn vướng mắc, cần hỗ trợ trực tiếp thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.