Chào các bạn, thì bài viết hôm trước mình đã giới thiệu cho các bạn về Affiliate Marketing là gì? Các hình thức làm Affiliate Marketing rồi. Bài viết hôm nay mình sẽ giúp các bạn hiểu sâu về 2 hình thức CPS và CPL để chúng ta xem nên làm tài chính với hình thức CPS hay CPL nhé.
Chúng ta nên làm tài chính với hình thức CPS hay CPL?
-
Hình thức tài chính chạy theo CPS:

Ưu điểm:
- Hoa hồng cao: Đối với chiến dịch tài chính này thì thường chúng ta sẽ được trả hoa hồng cao, với chiến dịch cho vay thì bao gồm các tính chất thường sẽ nhận được bao nhiêu đó khoảng từ 1-2% trên mỗi lượt chuyển đổi thành công, với hình thức này thì khách hàng được hỗ trợ cho vay chấp với số tiền rất lớn có khi lên đến 90 triệu VND . Đây cũng là 1 hình thức khác biệt so với chạy CPL( chạy CPL thì hỗ trợ cho vay dưới 10 triệu ).
- Nhiều offer để làm : Có rất nhiều offer chạy theo hình thức CPS và đa phần các offer này rất ổn định không có sự thay đổi nhiều.
- Được tối ưu form đăng ký ( đòi hỏi rất ít thông tin ): Rất dễ để khách hàng đăng ký bởi vì đa phần lượng khách hàng này thì bên nhà cung cấp người ta sẽ chốt hợp đồng qua SEO hoặc là tư vấn khách hàng gặp mặt trực tiếp để có thể tham gia đăng ký sản phẩm.
Khuyết điểm:
- Thời gian đối soát hơn hàng lâu, khó đo lường hiệu quả: Khi khách hàng đăng ký cho tới lúc ra chuyển đổi thông thường thì từ khoảng 7 ngày – 10 ngày thì mới biết được khách hàng đã nhận được thẻ tín dụng hay chưa
- Giấy tờ, thủ tục cũng khá phức tạp: Khi chúng ta chọn hình thức làm dưới dạng CPS như thế này thì dạng tài chính theo khoản cho vay thường khách hàng phải có sổ hộ khẩu hay điều kiện gì đó đi
2. Hình thức tài chính chạy theo CPL

Ưu điểm:
- Biết kết quả duyệt ngay theo thời gian thực: Khi khách hàng đăng ký để lại thông tin trên form đăng ký qua đường link liên kết của chúng ta thì khi họ hoàn thành được thông tin đó rồi thì hệ thống trả kết quả cho mình luôn.
- Giấy tờ thủ tục thường khá đơn giản: Yêu cầu đơn giản, có khi chỉ cần chứng mình thôi cũng được hỗ trợ rồi.
- Tỷ lệ được duyệt của 1 vài chiến dịch có khi là 100%: ví dụ như Cashwagon,…
Khuyết điểm:
- Hoa hồng thấp: Ngược lại với CPS thì hoa hồng thấp tùy theo chiến dịch chúng ta chọn
Vậy chúng ta nên làm tài chính với hình thức CPS hay CPL ?
Tuy chiến dịch CPL có mức hoa hồng thấp nhưng chúng ta nên ưu tiên để chọn vì đây là dạng hình thức cho ra kết quả chuyển đổi rất tốt, dễ dàng tối ưu quảng cáo cũng như tính toán được chi phí chạy. Ngoài ra lượng nhu cầu khách hàng cũng rất lớn chúng ta chỉ cần họ để lại thông tin là mình đã nhận được hoa hồng rồi nó sẽ dễ dàng hơn CPS rất là nhiều.

Các bạn có thể xem các hình thức trả hoa hồng tại đây: https://youtu.be/UDUUM112jfg
Đo lường hiệu quả của chiến dịch tài chính
Để biết chiến dịch nào tốt hơn thì chú ý những điều sau:
- CVR ( Conversion/Click): Tỷ lệ chuyển đổi dựa trên số lượng kích chuột
Ví dụ: 1000 click chuột chúng ta có 100 đơn hàng thì tỷ lệ CVR là 10% => Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ chiến dịch đó càng dễ ra đơn hàng tuy nhiên 1 chiến dịch ra đơn hàng chưa chắc đã là chiến dịch tốt hơn các chiến dịch còn lại.
- EPC ( Earning Per Click): Thu nhập trên mỗi nhấp chuột.
Chỉ số này giúp chúng ta ước lượng được chi phí để tính toán ngân sách chạy.
Chúc các bạn thành công!