Với sự phát triển mạnh mẽ vượt trội của Việt Nam trong những năm gần đây, các loại hình đầu tư kinh doanh liên quan đến công nghệ ngày một phong phú và đa dạng hơn. Trong đó, vấn đề kinh doanh, đầu tư tiền ảo cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ được những quy định pháp luật về tiền ảo.
Cơ sở pháp lý của quy định pháp luật về tiền ảo

Bộ Luật dân sự 2015;
Luật Đầu tư 2020;
Luật Ngân hàng nhà nước 2010;
Nghị định 52/2013/NĐ-CP, về thương mại điện tử.
1. Tiền ảo là gì? Tiền ảo có phải tài sản không?
1.1 Tiền ảo là gì?
Muốn nắm rõ được các quy định pháp luật về tiền ảo thì việc đầu tiên là các bạn cần phải hiểu khái niệm về tiền ảo là gì? Có thể hiểu nôm na, tiền ảo là một trong những tài sản kỹ thuật số, làm nhiệm vụ như một trung gian trao đổi, sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch của nó. Kiểm soát cũng như tạo ra những đơn vị bổ sung, xác minh vấn đề chuyển giao tài sản.
Tiền ảo được xem là tập con của các loại tiền kỹ thuật số, được tạo ra với mục đích để thanh toán, mua bán dịch vụ cũng như hàng hóa.
Đang có khá nhiều loại tiền ảo phổ biến như: Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple, IOTA,..
Hiện nay trên thị trường có một số loại tiền ảo phổ biến như: Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple, IOTA,..
Nếu nói về pháp lý, hiện tại pháp luật cũng chưa có văn bản pháp luật chính thức nào quy định về tiền ảo ở Việt Nam một cách cụ thể cả.

1.2 Tiền ảo có phải là tài sản không?
Đúng như cái tên “Tiền ảo”, nó không phải tiền tệ theo quy định của bộ luật dân sư của nước Việt Nam 2015. Và nó cũng không phải là tài sản theo quy định này. Bởi vì, Theo điều 15 của bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:
- Tài sản bao gồm: tiền, đồ vật, giấy tờ có giá trị về quyền tài sản và giá.
- Tài sản bao gồm: động sản và bất động sản.
Mặt khác, theo Điều 16, Luật Ngân hàng nhà nước 2010 quy định về đơn vị tiền của nước Việt Nam. Cụ thể, “đồng” là đơn vị tiền của nước ta, ký hiệu trong nước là “đ”, quốc tế là “VNĐ”.
Đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?

Quy định về tiền ảo tại Việt Nam, tiền ảo như Bitcoin, Litecoin được hiểu là 1 phương thức thanh toán ảo. Tuy nhiên, theo nghị định số 80/2016/NĐ-CP, điều 1 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP hai loại đồng tiền này không phải hình thức thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Theo Khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư 2020 một số ngành nghề đầu tư bị cấm kinh doanh như:
- Ma túy, hóa chất, khoáng vật.
- Động vật hoang dã, quý hiếm. Thực vật quý hiếm thuộc danh sách bảo tồn
- Mại dâm, buôn bán người, xác, bộ phận cơ thể, bào thai.
- Sinh sản vô tính áp dụng trên người.
- Đòi nợ.
- Pháo nổ.
Như vậy tiền ảo không nằm trong danh sách các ngành kinh doanh bị cấm tại Việt Nam. Mọi người hoàn toàn có thể đầu tư vào tiền ảo.
Và để áp dụng luật vào trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt thì các tổ chức, đơn vị kinh doanh cần phải hiểu về quy định về tiền ảo ở việt nam. Đồng thời chỉ được phép thực hiện kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Như vậy, có thể nói việc đầu tư Bitcoin, đầu tư tiền ảo là bất hợp pháp tại Việt Nam.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về quy định pháp luật về tiền ảo tại Việt Nam. Hiện tại thì việc kinh doanh tiền ảo không nằm trong mục cấm đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, sử dụng tiền ảo để đầu tư thành phương thức thanh toán thì hoàn toàn sai quy định của pháp luật. Nếu còn bất kỳ thông tin nào cần được tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.